Tìm được 265 tác phẩm đã có người theo dõi:
sách tư liệu
Ho Chi Minh – the missing years (chapter 6) – bản dịch
Phát hành:
2002
Tác giả:
Sophie Quinn-Judge
Dịch giả:
Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Người gửi:
Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Số trang:
23
Giới thiệu:
Đây là một công trình sử học công phu được nghiên cứu hết sức tỉ mỉ của sử gia Sophie Quinn Judge được xuất bản thành sách với đầu đề “Ho Chi Minh –The missing years” (HCM – Những năm tháng bí mật), nói về thời kỳ mấy chục năm lưu lạc nước ngoài của nhân vật lịch sử Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với những điều bí ẩn chưa được lý giải. Vai trò của NAQ/HCM trong phong trào Quốc tế cộng sản nói chung và trong ĐCS Đông Dương nói riêng, trước khi ông quay lại VN năm 1941, thực sự đến đâu? NAQ thời trai trẻ có phải là người cộng sản không, hay ông chỉ muốn dùng CNCS như một công cụ để đi đến cái đích giải phóng dân tộc? Chương 6 mà chúng tôi trích dịch sẽ hé lộ đôi chút về những gian truân của HCM tại Liên Xô mà các tài liệu chính thống ít nhắc tới...
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 2
Giới thiệu:
Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 3/10
Phát hành:
2007
Tác giả:
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
Dịch giả:
Viện Sử Học
Người gửi:
Ẩn danh
Số trang:
1036
Giới thiệu:
Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập ba là phần Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833)
clip lịch sử
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (audio)
Phát hành:
07/2021
Tác giả:
Tạ Chí Đại Trường
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
1 tiếng 11 phút 6 giây
Nguồn:
Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu:
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
sách tư liệu
Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835)
Giới thiệu:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học về 33 năm cuối của Vương quốc Chăm-pa, kể từ năm 1802, năm lên ngôi của Nguyễn Ánh tại Huế với danh hiệu Gia Long, người đã có công tái lập lại cơ chế độc lập của Champa, cho tới năm 1835 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa cuối cùng do Ja Thak Wa lãnh đạo, dẫn đến việc vua Minh Mạng sát nhập phần lãnh thổ cuối cùng của Chăm-pa vào nước Đại Nam. Sự thất bại của cuộc vùng dậy do Ja Thak Wa lãnh đạo vào năm 1835 do vậy có thể coi là trận chiến cuối cùng của dân tộc Champa chống lại triều đình Huế sau ngày vương quốc Champa bị xóa tên trên bản đồ.
góc nhìn
Không được đụng đến Việt Nam (Hồi ký của nhiều tác giả)
Giới thiệu:
Là tập 24 truyện ngắn do chính người trong cuộc, những người lính Việt Nam kể về chiến tranh chống Trung Quốc ở chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Đọc truyện ta không thể không có chút thao thức, trăn trờ về những gì đã đi qua, một truyện lịch sử, quân sự sống động.
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 1)
Giới thiệu:
Cách đây hơn 50 năm, một biến cố lớn lao đã xảy ra ở Bắc Việt, lịch sử ghi nhận nó như “cuộc Cải cách Ruộng đất kinh thiên động địa”, đầy máu và nước mắt vì đã gây ra cái chết cho khoảng nửa triệu đồng bào[...]. Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lẽ không biến cố nào đau thương bằng sự kiện ấy. Đau thương vì đó là cuộc đảo lộn xã hội nông thôn VN cách toàn diện từ kinh tế tới văn hóa đến luân lý do một chủ trương cải tạo nông nghiệp quá ư lạ lùng và tàn nhẫn...
sách tư liệu
Người Việt gốc Miên
Giới thiệu:
Dưới triều Nguyễn, tổng số người Việt gốc Miên chưa tới 150.000 người, nhưng vẫn được coi là một sắc dân có đủ quyền lợi như người Việt. Quyển sách sưu tầm những tài liệu về dân số, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế của người Khơ-me tại Sài Gòn, Tây Ninh và các tỉnh miền Tây, tính đến 1965. Đó là một sắc dân sống trên đất Việt từ hạ bán thế kỷ 17. Người Việt gốc Miên theo đạo Phật, tu theo ngành Tiểu Thừa, tiếng Việt gọi là Nguyên Thủy. Nhà sư Miên không ăn chay như người Việt tu theo ngành Đại Thừa và sống bằng lối khất thực nghĩa là đi nhận thức ăn của các tín đồ dân cúng mỗi ngày. Theo lời Phật dạy thì sống cách nào cũng xong miễn là tu hành đúng đắn thì kết quả cũng được lên Niết Bàn. Vì thế, giới tu hành Việt gốc Miên ăn mặn như người ngoài đời chỉ có điều khác hơn là không tự tay giết con vật để ăn, người khác giết cho mình ăn thì được...
sách tư liệu
Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử
Giới thiệu:
Là một tác phẩm gây rất nhiều tiếng vang trong dư luận về chủ đề Chăm-pa. Lịch sử đã ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Tuy nhiên, bằng phương pháp phân tích dựa trên sự phân kỳ lịch sử và ngôn ngữ học (ngữ điệu, giọng điệu, phương ngữ), Hồ Trung Tú chứng minh người Champa vẫn còn hiện diện trên chính mảnh đất của tổ tiên họ. Kết quả nghiên cứu này, đã tạo tiền đề cho những hiểu biết về người Champa sinh sống trong vùng ngoại biên Champa (khi không còn chủ quyền), và qua những dẫn chứng về địa danh, nơi tụ cư của người Champa, những gia phả còn lưu trữ trong các gia đình xứ Quảng. Cả chứng tích còn sót lại như làng Chăm, họ Chăm, cách phát âm tiếng Việt lơ lớ và cả sự pha trộn huyết thống (nhân chủng) hệ quả từ các cuộc hôn nhân Việt-Chăm...