Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
bài viết khoa học
Nguồn gốc, lịch sử và cấu trúc của chữ Nôm từ bối cảnh văn hóa Đông Á
Phát hành: 2015
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 15
Giới thiệu: Vấn đề đầu tiên đặt ra cho bất cứ ai muốn học tập, tìm hiểu chữ Nôm vẫn là câu hỏi “Chữ Nôm có từ bao giờ?” Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chữ Nôm đã đưa ra nhiều giả thuyết.... Từ cái nhìn tổng quan, các các giả thuyết được xây dựng trên hai hệ tiêu chí. Thứ nhất là yếu tố ngôn ngữ - văn tự (cụ thể là âm Hán Việt, văn tự,…), có thể coi đây là giả thuyết được xây dựng theo cứ liệu “nội chứng”. Ngược lại với nó là giả thuyết được xây dựng theo những cứ liệu “ngoại chứng” (gồm các tư liệu của lịch sử, văn hóa dân gian: truyền thuyết, huyền thoại…). Tuy nhiên, đây không phải là bài tổng thuật, mà chỉ tiến hành giới thiệu những thành tựu nghiên cứu mới nhất về loại văn tự này...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Võ Trường Toản (phụ: “Gia Định tam gia”)
Phát hành: NXB Tân Việt, 1957
Tác giả: Nam Xuân Thọ
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 218
Giới thiệu: Võ Trường Toản là danh nhân được nhiều người biết đến, cụ là nhà nho nổi tiếng ở Nam Bộ trong thế kỷ XVIII. Là người học rộng, đạo cao đức trọng, có trí thông minh trác tuyệt, cụ không đi thi để ra làm quan mà ở ẩn, mở trường dạy học ở Hòa Hưng. Học trò của cụ có tới mấy trăm người, có những người nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, người đời gọi là “Gia Định tam gia thi”, Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm, Phạm Đăng Hưng…. Những nho sĩ tiết tháo thuộc thế hệ sau như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị… cũng chịu ảnh hưởng về đạo đức, học phong, sĩ khí của nhà giáo họ Võ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Lý Thái Tổ – người sáng lập nhà Lý
Phát hành: tháng Bảy 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 6 phút 22 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Vị Thái Tổ sáng lập triều Lý - Lý Công Uẩn có một tuổi thơ kỳ lạ, không rõ cha ông là ai. Công Uẩn lớn lên trong chùa Cổ Pháp, từ nhỏ đã thông minh tuấn tú khác thường. Sư Vạn Hạnh sớm đã nhận định: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.” Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn quả nhiên được trao ngôi vua. Ngay lập tức ông tính tới chuyện dời kinh đô từ Hoa Lư về đồng bằng sông Hồng. Từ đây, nhà Lý đã thiết lập được triều đại đầu tiên, đem về văn hiến cho Việt Nam và đưa Thăng Long trở thành thủ đô nghìn năm của đất nước.
XEM CLIP
sách tư liệu
Việt điện U linh tập (đất nước Việt thiêng liêng)
Phát hành: 1329
Tác giả: Lý Tế Xuyên
Dịch giả: Trịnh Đình Rư
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 87
Giới thiệu: Việt điện u linh tập được viết vào thế kỷ 14, ban đầu có 27 truyện kể về các vị thần linh được thờ ở Việt Nam, gồm các vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh). Sau có một số chuyện do người đời sau thêm vào. Nguyễn Phương Chi trong Từ điển văn học (bộ mới) viết: "Việt điện u linh tập" được viết ra trong một thời đại xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử... Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
An Nam chí lược
Phát hành: 1961
Tác giả: Lê Tắc
Dịch giả: Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 170
Giới thiệu: An Nam chí lược là một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán do Lê Tắc biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ 14. Nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v... của An Nam (Việt Nam ngày nay) từ ban đầu đến cuối đời Trần. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển. Có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất còn lại, do một người Việt viết.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Văn Lang Vũ Bộ
Phát hành: NXB H.T. Kelton 1984
Tác giả: Kim Định
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 125
Giới thiệu: Tập này mang tên Văn Lang Vũ Bộ vì trọng tâm là sự phân tích cái cơ cấu bài vũ tối sơ của chủng tộc. Nét đặc trưng của văn hóa Việt là đầy Đạo hành vi, nên luôn luôn trình bày Đạo trong thế di động. Thế mà không gì biểu lộ di động rõ bằng ca vũ. Vì vậy tiên tổ đã dùng ca vũ để truyền Đạo cho con cháu. Nhờ đó, nhìn bước đi của đoàn vũ, ta có thể vẽ lại cơ cấu của Việt Đạo. Nắm được cơ cấu đó, rồi nhìn lại những chuyển động của đoàn vũ trên mặt trống đồng Ngọc Lữ, ta mới thấy rằng trong đó quả là kinh thánh của dân ta, là điển chương chói chang hơn hết diễn đạt nền Văn hóa nhiều ngàn năm của Việt tộc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Ba trăm năm trước người Việt đã giải quyết vấn đề hậu chiến như thế nào
Phát hành: 30-4-2022
Tác giả: Daniel Nguyen
Người gửi: Daniel Nguyen
Số trang: 9
Giới thiệu: “Năm mươi năm rồi nước mực vẫn chưa khô”, đây có lẽ là chỉ non 50 năm lịch sử phân tranh của hai nhà Trịnh - Nguyễn chăng? Có lẽ tiền nhân khi viết câu này vẫn chưa hình dung được, 300 năm sau, người Việt lại có thêm một giai đoạn phân tranh nữa mà suốt “50 năm” vẫn chưa nguôi ngoai dù đã bặt tiếng súng
VÀO ĐỌC
clip lịch sử
TBVN #05: Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn | Phần 2
Phát hành: tháng Sáu 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 6 phút 30 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Series "Việt Nam Trăm Bậc Vĩ Nhân" là tập hợp những bài ngắn nói về những vĩ nhân trong lịch sử đất Việt ta, dưới góc nhìn cá nhân của người viết, được thể hiện qua chất giọng kiêu hùng của đạo diễn lồng tiếng Đạt Phi.
XEM CLIP
clip lịch sử
Việt Nam sử lược – phần 3 (Audio)
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 3 tiếng 35 phút 9 giây
Nguồn: NDT Youtube channel
Giới thiệu: Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.
XEM CLIP
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt