Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
góc nhìn
Kinh đô thần kỳ: nguồn khởi phương Nam?
Phát hành: 08/2021
Tác giả: Hòa Thiện
Người gửi: Hòa Thiện
Số trang: 1
Giới thiệu: Triều Nguyễn có hai quốc hiệu là Việt Nam (1804) và Đại Nam (1838), phương nam được đề cao. Con rồng cửu đỉnh triều Nguyễn vờn mây, chân sau ứng vị Hoàng Thành. Hoàng Thành hướng về hàm rồng phương nam. Đó là nơi sinh khởi dòng dõi mặt trời?
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Đôi nét về dân luật và ý nghĩa của dân luật trong tâm thức của người Kơho
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 21
Giới thiệu: Bài viết ngắn dưới đây không nhằm mục đích gì khác hơn là trình bày những nét đặc trưng của bộ dân luật Kơho thông qua những điểm chính yếu như: Đôi nét về bộ dân luật Kơho (Phần II). Điều này được thể hiện qua: Tên gọi và nguồn gốc; đặc điểm của bộ dân luật. Tất cả những điều này đều nhằm đến mục đích là làm nổi bật lên ý nghĩa của bộ dân luật đối với mỗi người Kơho (Phần III). Nhưng trước hết hẳn cũng nên biết đôi chút về dân tộc Kơho (Phần I) để làm nền tảng đi vào hai phần trên.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục: Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên (tập cuối)
Dịch giả: Cao Tự Thanh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 284
Giới thiệu: Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử Quốc triều chính biên toát yếu và Việt Nam sử lược. Đây là phần Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên do Cao Tự Thanh dịch
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Nam văn minh sử lược khảo
Phát hành: 2003
Tác giả: Lê Văn Siêu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 356
Giới thiệu: Việt Nam Văn Minh Sử là cuốn sách đại cương về lịch sử Việt Nam phác họa một tiến trình văn minh chung. Học giả Lê Văn Siêu, một cây bút lão thành đã quá cố, trải qua bao năm tháng dạy học và dày công khảo cứu đã giới thiệu với chúng ta về nền văn minh của Việt tộc, Văn Lang và Đại Việt. Với một bút lực dồi dào, Việt Nam văn Minh Sử chính là dấu ấn một đời cầm bút của Lê Văn Siêu... Sách này gồm 4 phần: Tập Thượng gồm quyển 1, "Văn minh Văn Lang"( từ nguồn gốc dến cuối đời vua Hùng) và quyển 2, "Văn minh Lạc Việt" (từ nhà Thục đến trận Bạch Đằng của Ngô Quyền). Tập Trung sẽ gồm quyển 3, "Văn minh Đại Việt" (từ thế kỷ thứ 10 đến hết nhà Lê, thế kỷ 18). Tập Hạ sẽ gồm quyển 4, Văn minh Việt Nam (từ nhà Nguyễn 1802 đến hiện đại).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Văn Lang Vũ Bộ
Phát hành: NXB H.T. Kelton 1984
Tác giả: Kim Định
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 125
Giới thiệu: Tập này mang tên Văn Lang Vũ Bộ vì trọng tâm là sự phân tích cái cơ cấu bài vũ tối sơ của chủng tộc. Nét đặc trưng của văn hóa Việt là đầy Đạo hành vi, nên luôn luôn trình bày Đạo trong thế di động. Thế mà không gì biểu lộ di động rõ bằng ca vũ. Vì vậy tiên tổ đã dùng ca vũ để truyền Đạo cho con cháu. Nhờ đó, nhìn bước đi của đoàn vũ, ta có thể vẽ lại cơ cấu của Việt Đạo. Nắm được cơ cấu đó, rồi nhìn lại những chuyển động của đoàn vũ trên mặt trống đồng Ngọc Lữ, ta mới thấy rằng trong đó quả là kinh thánh của dân ta, là điển chương chói chang hơn hết diễn đạt nền Văn hóa nhiều ngàn năm của Việt tộc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn
Phát hành: 2006
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 464
Giới thiệu: Cuốn sách góp phần làm sáng rõ hơn thân thế và những đóng góp nổi bật của anh hùng dân tộc Lê Hoàn vào tiến trình lịch sử đất nước nói chung và trong việc định đô Thăng Long sau này của Lý Công Uẩn nói riêng...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phong trào Đại Đông Du
Phát hành: NXB Nam Việt, Sài Gòn, 1950
Tác giả: Phương Hữu
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 59
Giới thiệu: Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phan Đình Phùng
Phát hành: NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1950 (tái bản)
Tác giả: Đào Trinh Nhất
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 288
Giới thiệu: Trong sự nghiệp mười năm "Cần Vương chống Pháp", Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, Cụ đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc Cụ nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thấn, Cụ không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của Cụ, khai quật mồ mả tô tiên, Cụ không nản chí. Câu trả lời khảng khái của Cụ trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tâm lý dân tộc An Nam
Phát hành: 1904
Tác giả: Paul Giran
Dịch giả: Phan Tín Dụng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 203
Giới thiệu: Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam. Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt