Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
góc nhìn
Hồi ký của một thằng hèn
Phát hành: 2009
Tác giả: Nhạc sĩ Tô Hải
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 897
Giới thiệu: Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết! Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
TẢN MẠN NGÀY 30/4 (P 2): NHỮNG NỖI XÓT XA ĐỌA ĐẦY
Phát hành: 2022
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 4
Giới thiệu: ...Thảm kịch của miền nam chưa dừng lại ở cướp ngày mà nó trực tiếp đẩy người dân vào một thảm kịch khác: trên biển đông. Tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action”, viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Con rồng Việt Nam
Phát hành: 1990
Tác giả: Bảo Đại
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 305
Giới thiệu: Đây là cuốn hồi ký của Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, do hai người Pháp chấp bút xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó được dịch ra tiếng Việt. Đây là bản tiếng Việt do Nguyễn Phước Tộc xuất bản vào năm 1990, kể lại cuộc đời của vua Bảo Đại từ những ngày thơ ấu, đến khi đi học, làm Vua, chiến đấu và sau đó là lưu vong. Vào cái thời buổi nhiễu nhương ấy, rất nhiều tình tiết về những nhân vật lịch sử được tiết lộ, đặc biệt là Hồ Chí Minh. Đây xứng đáng là một tài liệu để chúng ta tham khảo nếu như muốn hiểu rõ hơn về những bí mật lịch sử của Việt Nam.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Gia Định thành thông chí (full)
Phát hành: 2004
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
Dịch giả: Huỳnh Văn Tới, Lý Việt Dũng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 116
Giới thiệu: Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất này từ năm 1698 cho đến những năm đầu thế kỷ 19. Gia Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để dùng toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam. Cho nên bộ sách viết về cả miền Gia Định, hay Nam Bộ xưa. Nguyên bản (bản khắc gỗ) hiện nay không thấy. Sách gồm toàn bộ sáu quyển, đóng làm 3 tập khổ 17x30 cm, chữ hàng 8 (8 cột), mỗi hàng 21 chữ. Mỗi quyển viết về một phương diện khác nhau: Quyển 1 - Tinh dã chí, Quyển 2 - Sơn xuyên chí, Quyển 3 - Cương vực chí, Quyển 4 - Phong tục chí, Quyển 5- Vật sản chí, Quyển 6 - Thành trì chí.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử kỷ yếu
Phát hành: 2004
Tác giả: Trần Xuân Sinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 557
Giới thiệu: Cuốn sách "Việt Sử Kỷ Yếu" do tác giả Trần Xuân Sinh ghi chép lại lịch sử nước nhà về các thời đại từ Thời đại thượng cổ trước năm 208 tr. CN đến Thời đại Bắc thuộc (thời đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. Thời đại Nam Bắc phân tranh từ năm 1527 đến năm 1802. Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Đèn cù (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 596
Giới thiệu: Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 730
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 1/7
Phát hành: 1956
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 509
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 1: Thượng và Trung cổ thời đại (Nhà sách Khai Trí, 1956, Sài Gòn), tựa của GS. Nguyễn Đăng Thục từ thời vua Hùng đến hết thời Lý.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 4/4
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 393
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Tập 4: Chính biên (Nhị tập) là từ cuốn 26 đến cuốn 46.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt