Tìm được 54 tác phẩm:
Ba trăm năm trước người Việt đã giải quyết vấn đề hậu chiến như thế nào
Giới thiệu:
“Năm mươi năm rồi nước mực vẫn chưa khô”, đây có lẽ là chỉ non 50 năm lịch sử phân tranh của hai nhà Trịnh - Nguyễn chăng? Có lẽ tiền nhân khi viết câu này vẫn chưa hình dung được, 300 năm sau, người Việt lại có thêm một giai đoạn phân tranh nữa mà suốt “50 năm” vẫn chưa nguôi ngoai dù đã bặt tiếng súng
TẢN MẠN NGÀY 30/4 (P 2): NHỮNG NỖI XÓT XA ĐỌA ĐẦY
Giới thiệu:
...Thảm kịch của miền nam chưa dừng lại ở cướp ngày mà nó trực tiếp đẩy người dân vào một thảm kịch khác: trên biển đông. Tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action”, viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”...
Phan Tây Hồ tiên sinh
Giới thiệu:
Cụ Mính-Viên Huỳnh-Thúc-Kháng viết về cụ Tây-Hồ, tưởng không phải nói nữa. Vì ngoài những lời phê bình chân xác, còn có những « dật sự » không ai biết được. Hai nhà tiền bối, ngoài chỗ đồng tâm, đồng chí, lại còn đồng châu, đồng quận, đồng song ; từ thuở thiếu thời trong các cuộc nhi hý cũng như học tập, đều có nhau, và ngày sau theo đuổi một chủ nghĩa cho đến ngày cái quan, hai Cụ vẫn như hình với bóng. Bản PHAN-TÂY-HỒ TIÊN-SINH LỊCH-SỬ này, cụ Mính-Viên thảo ra trong khi côi quạnh ở quê nhà tại làng Thạnh-Bình, sau ngày cụ Tây-Hồ từ trần, năm 1926...
Đôi dòng ghi nhớ
Giới thiệu:
"...Với quyển sách này, tôi xin ghi lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, và những gì mà tôi nghĩ, qua những lệnh và những việc làm đó trong các biến cố chính trị từ năm 1963 đến cuối năm 1966. Rồi năm cuối cùng của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà lãnh đạo nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếm trọn Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, ký ức và tài liệu mà tôi ghi chép lúc đương nhiệm, còn lưu giữ được đôi điều. Vì giới hạn trong phạm vi trách nhiệm nên không có được tính cách tròn vẹn của mỗi biến cố, nhưng hy vọng là nội dung này có khả năng giùp quí vị quí bạn nhận ra những nét trung thực khi lần theo mỗi sự kiện trong từng biến cố..."
Lê triều Lý thị
Giới thiệu:
Lê Triều Lý Thị là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu viết theo lối chương hồi. Cốt truyện dựa vào ít trang viết về Lý Công Uẩn trong các sách Đại Việt sử Ký, Đại Nam thực lục tiền biên, Việt nam sử lược và sách tiểu truyện danh nhân như Nam hải dị nhân của Phan Kế Bính. Nhờ tính hư cấu mà tác phẩm đã diễn tả một cách sinh động hình tượng vị anh quân, minh quân Lý Công Uẩn trải bao sóng gió, lập nhiều công trạng, lên ngôi chí tôn, mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị kéo dài, đặt nền móng vững chắc xây dựng một đất nước văn hiến hùng mạnh ở cõi trời Nam .
Dọc đường số 1
Giới thiệu:
"...Đây là một bút ký không có tiếng súng, Không bóng cờ vinh quang. Ở đây chỉ là nỗi nhớ những đời người tôi chứng kiến, những người tôi không biết có thể gọi đúng nghĩa đó hay chăng vì những người đã đi qua, đã gặp chỉ gợi lên những khốn khổ bi thảm của một con vật gọi là người Việt Nam, Việt Nam đáy thung lũng của thế giới, nỗi thống khổ đổ xuống triền miên như thác lũ. Những đổ vỡ phait viết cho hết... Tám năm lính đã cho tôi biết được quê hương này là một địa ngục trần thế và những người Việt Nam trên suốt dẫy quê hương còm cõi này, những người Việt Nam sống dọc theo con đường số 1... Cuốn sách này còn để viết cho những người vô danh; những người sống câm nín trên một bờ biển, trong hốc núi, những người ở trại định cư trên cồn cát - Những ông già suốt đời chưa thấy điện: hỏi có biết ông Ngộ Đình Diệm là ai không?... Cuốn sách còn để viết về những người lính hút mỗi tháng ba bao thuốc. Đi lính nhẩy dù để được đi tàu bay và "thấy" Saigon..."
Bác sĩ riêng của Mao
Giới thiệu:
Bác sĩ Lý thường đặt Mao trong sử sách Trung quốc. Vị lãnh tụ rất thích các tiểu sử đầy mưu mẹo ranh ma và xảo quyệt của các kẻ thống trị đời trước. Họ đã dạy Mao Chủ tịch cả về chiến thuật lẫn chiến lược đấu đá với kẻ thù của mình. Mao đã nổi bật về mưu mô xảo quyệt và một kịch sĩ... Hình mẫu cuộc sống của Mao là sự kết hợp chủ nghĩa khổ hạnh và xa hoa, sự lười biếng đến lạ lùng và khả năng làm việc đặc biệt. Phần lớn thời gian Mao nằm trên giường hoặc trên trường kỷ trong bể bơi. Ông ta có thể cả ngày đi lại trần truồng, thích thức ăn béo ngậy, thay cho việc đánh răng, ông xúc miệng bằng nước chè và bồng bế lên giường những cô gái thôn dã chanh cốm.
[...]Năm năm sau cái chết của Mao, Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc ra quyết định trong đó Mao được phong là nhà cách mạng vĩ đại đóng góp vào sự phát triển của Trung hoa và giảm lỗi của Mao đi đáng kể. Trong cuốn sách này chứng minh ngược lại. Tác giả vững tin chứng minh rằng sự kết hợp quyền lực tuyệt đối vớiý tưởng phiêu lưu chỉ đẻ ra tội ác vĩ đại. Không có một cuốn sách nào về tiểu sử người cầm lái vĩ đại lại tỷ mỷ và khách quan như hồiký của Lý Chí Thỏa.
Thiếu tá Bát Lộ Quân Hồ Quang có phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Phát hành:
12/03/2021
Tác giả:
Hạ Chí Nhân - Nguyễn Xuân Thu
Người gửi:
Ẩn danh
Số trang:
5
Nguồn:
Thời báo Văn học và Nghệ thuật arttimes.vn
Giới thiệu:
Mất gần 8 năm (1938-1945) lăn lộn ở chiến trường Trung Quốc, còn bị tù đày và với các bí danh khác nhau, liệu Thiếu tá Bát Lộ Quân Hồ Quang có phải Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Công tử Bạc Liêu – sự thật và giai thoại
Giới thiệu:
Công tử Bạc Liêu là cụm từ dân gian ở miền Nam Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 để chỉ các công tử, con của những gia đình giàu có sống ở tỉnh Bạc Liêu, trong thời kỳ xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Thời đó, do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình...