1955 - 1975

Bắt đầu bằng việc đất nước bị chia đôi sau hiệp định Geneva, đây là thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam với cuộc chiến giữa miền Bắc theo phe Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) và miền Nam theo phe Tư Bản Chủ Nghĩa (TBCN).

Tùy vào góc nhìn mà mỗi bên có cách gọi khác nhau về cuộc chiến này, như: cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, cuộc nội chiến Nam-Bắc, cuộc chiến tranh ý thức hệ, hay là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” (như cách gọi trong nước vào thời điểm hiện tại)… Kết quả là cái chết của hơn 3 triệu người Việt Nam và gần 60 ngàn lính Mỹ. Hậu quả của cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam vẫn còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay, cùng với sự chia rẽ về ý thức hệ không vì kết quả của cuộc chiến mà được san lấp.

Lính của quân Miền Bắc (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)
Lính miền Nam và lực lượng đặc nhiệm Mỹ năm 1968 (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi chung cuộc của phe miền Bắc XHCN tháng Tư năm 1975. Hai miền Nam Bắc quy về một mối dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Việt Nam. Đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ thống nhấtxây dựng XHCN trên cả 2 miền.

Có 46 tác phẩm về giai đoạn 1955 - 1975:
sách tư liệu
Trăm hoa đua nở trên đất Bắc
Phát hành: 1983
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 800
Giới thiệu: Suốt trong thời gian hai năm, 1956 và 1957, trí thức ở miền Bắc đã sản xuất trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những "cỏ độc", nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa" thực sự. Vì vậy nên chúng tôi sưu tầm và kết lại thành một "bó hoa" để cống hiến độc giả, hòng góp sức vào công việc làm sáng tỏ thêm nền văn học hiện đại của dân tộc Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Phát hành: 2011
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1077
Giới thiệu: Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay. Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Toàn Cảnh thời bao cấp – Những Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam
Phát hành: 2018
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 55 phút 45 giây
Nguồn: Việt Sử Giai Thoại Youtube Channel
Giới thiệu: Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”… Nhưng cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc. Thời bao cấp, với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 57 tại miền Bắc, tới sau 4/ 75 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc. Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8X, 7X, 6X…
XEM CLIP
góc nhìn
Đêm giữa ban ngày
Phát hành: 1997
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1440
Giới thiệu: Được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử do hệ lụy từ Vụ án xét lại chống Đảng. Đáng chú ý trong cuốn hồi ký là những lời tâm sự của tác giả về lý tưởng mà ông trước đó đã theo đuổi, từ bỏ cái mà ông gọi là “ảo ảnh về một thiên đường dưới thế”. Nhà văn Vũ Thư Hiên không phải đảng viên Cộng Sản nhưng có nhiều năm kề cận bên cạnh Hồ Chí Minh, vì là con của ông Vũ Đình Huỳnh, một đảng viên Cộng Sản từ thập niên 1930 và bí thư của Hồ Chí Minh từ 1945. Ông Vũ Đình Huỳnh chống lại các chủ trương Cải Cách Ruộng Đất, đàn áp trí thức trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm và cho rằng đảng Cộng Sản đã phản bội quyền lợi đất nước nên năm 1967 bị bắt giam. Lúc đó, Vũ Thư Hiên mới du học từ Nga về, hoạt động trong ngành báo chí và điện ảnh miền Bắc Việt Nam cũng bị bắt giam cùng với cha và nhiều nhân vật Cộng Sản tên tuổi khác cho tới năm 1976.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua
Phát hành: Tháng 10 năm 1979 - NXB Sự Thật
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 35
Giới thiệu: Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 để "vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài". Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 5 – Đồng bằng gai góc
Phát hành: 1989
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 860
Giới thiệu: Đây là tập cuối của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 4 – Đến mà không đến
Phát hành: 1989
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 565
Giới thiệu: Đây là tập bốn của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 3 – Mạng người lá rụng
Phát hành: 1989
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 873
Giới thiệu: Đây là tập ba của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 2 – Xương trắng Trường Sơn
Phát hành: 1989
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 886
Giới thiệu: Quyển Xương Trắng Trường Sơn mà chúng tôi hân hạnh cho ra mắt độc giả hôm nay là tập hai của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
VÀO ĐỌC
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất