1976 - 1986

Còn được gọi là thời kỳ thống nhất, sau khi ĐCS Việt Nam dành quyền lãnh đạo ở cả hai miền Nam-Bắc.

ĐCS Việt Nam đã tiến hành công cuộc chuyển đổi miền Nam Việt Nam sang chế độ cộng sản. Đã có 300,000 người dân miền Nam bị buộc đến các trại cải tạo. Từ năm 1975 đến 1980, khi tiến hành kế hoạch Vùng Kinh Tế Mới, đã có 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam, ở chiều ngược lại là 750,000 đến 1 triệu người miền Nam bị ép buộc phải chuyển đến sinh sống tại các vùng rừng núi ít người.

Thanh niên lên xe đi khai hoang phục hóa ở vùng kinh tế mới năm 1976 (Nguồn: hinhanhlichsu.org)

Sau đó, vào cuối những năm 70, Việt Nam sa vào cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam với Khơ-me Đỏ (Campuchia) và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung vào năm 1979 với Trung Quốc. Việc Việt Nam đóng quân tại Campuchia từ năm 1979 đến 1989 cũng dẫn đến hệ quả là Hà Nội đã bị Hoa Kỳ cấm vận trong một thời gian dài.

Lính Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh tháng Giêng năm 1979 (Nguồn: Wikipedia)
Các thành phố của Việt Nam bị quân Trung Quốc tấn công năm 1979 (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Việc tận diệt chủ nghĩa tự bản tại miền Nam, cùng với sự cấm vận từ bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ về kinh tế của Việt Nam vào những năm 80. Suốt những năm 80, mỗi năm Việt Nam phải nhận viện trợ 3 tỉ đô-la từ Liên Xô. Năm 1986, ĐCS Việt Nam đã tiến hành cải cách để vực dậy nền kinh tế, dưới tên gọi là giai đoạn Đổi Mới

Có 31 tác phẩm về giai đoạn 1976 - 1986:
clip lịch sử
Toàn Cảnh thời bao cấp – Những Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam
Phát hành: 2018
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 55 phút 45 giây
Nguồn: Việt Sử Giai Thoại Youtube Channel
Giới thiệu: Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”… Nhưng cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc. Thời bao cấp, với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 57 tại miền Bắc, tới sau 4/ 75 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc. Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8X, 7X, 6X…
XEM CLIP
góc nhìn
Hồi ức và suy nghĩ
Phát hành: 2001
Tác giả: Trần Quang Cơ
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 194
Giới thiệu: Là hồi ký của Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Paris, ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe - được giữ kín mật, chưa bao giờ phổ biến - cùng với những suy nghĩ của ông - một cán bộ cộng sản trung kiên. Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt - Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, đe dọa về chủ quyền và tài nguyên...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua
Phát hành: Tháng 10 năm 1979 - NXB Sự Thật
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 35
Giới thiệu: Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 để "vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài". Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Hồi ký của một thằng hèn
Phát hành: 2009
Tác giả: Nhạc sĩ Tô Hải
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 897
Giới thiệu: Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết! Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đèn cù 2
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 490
Giới thiệu: Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện: Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sợ bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đóng giả ông Hồ theo lời kể của Xương.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đèn cù (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 596
Giới thiệu: Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Không được đụng đến Việt Nam (Hồi ký của nhiều tác giả)
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 85
Giới thiệu: Là tập 24 truyện ngắn do chính người trong cuộc, những người lính Việt Nam kể về chiến tranh chống Trung Quốc ở chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Đọc truyện ta không thể không có chút thao thức, trăn trờ về những gì đã đi qua, một truyện lịch sử, quân sự sống động.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Brother Enemy (Huynh đệ tương tàn – bản dịch)
Phát hành: tháng Mười Một 1986
Tác giả: Nayan Chanda
Dịch giả: Hoàng Long Hải
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 232
Giới thiệu: Trong những năm Tây phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (FarEast Economic Review) tiếp tục cung cấp những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Kampuchia. Không có một nhà báo nào theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn, ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 3
Phát hành: 2019
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 336
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất