Kim Dung
Ngày tham gia: chưa rõ
Kim Dung đã chia sẻ 54 tác phẩm với thư viện Việt Sử:
góc nhìn
Tổ Quốc ăn năn
Phát hành: 2004
Tác giả: Nguyễn Gia Kiểng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 649
Giới thiệu: Ngũ thập tri thiên mệnh. Năm mươi tuổi biết mệnh trời. Năm nay tôi đã ngoài 50 tuổi, không biết tôi đã tri thiên mệnh chưa, nhưng tôi đã khám phá ra một điều: đó là cái gì dù lạ lùng đến đâu cũng đều có một giải thích giản dị. Các nước phương Tây vượt trội bởi vì văn hóa của họ lành mạnh, tâm lý của họ đúng đắn. Nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn bởi vì văn hóa Việt Nam thui chột và tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn. Điều đó dĩ nhiên chẳng có gì mới đối với bạn đọc và cũng chẳng có gì mới đối với tôi, chúng ta đã biết từ khá lâu rồi. Có điều cái biết bây giờ khác với cái biết của trước kia. Giữa hai sự hiểu biết đó có một khoảng cách, đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là gì nếu không phải là sự khám phá lại những chân lý đơn giản và có ích? Nhưng kinh nghiệm không phải chỉ đem lại cho tôi sự chấp nhận thua kém, và niềm đau của sự thua kém đó. Nếu chỉ có thế thì chẳng có gì để nói và cuốn sách này không có lý do gì đề đến với độc giả. Kinh nghiệm đó còn giúp tôi khám phá ra rằng Việt Nam có thể tiến lên, tiến xa và tiến cao. Với điều kiện là phải nghĩ lại mình. Đó là lý do ra đời của cuốn sách khiêm nhường này.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Kẻ bị khai trừ
Phát hành: 2011
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 366
Giới thiệu: “Kẻ bị khai trừ” được viết bằng tiếng Pháp – Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel – do Nguyễn Quốc Vĩ dịch sang tiếng Việt, tựa là “Kẻ Bị Rút Phép Thông Công”. Thuật ngữ “rút phép thông công” hay “vạ tuyệt thông” nói tới một kỷ luật nặng nề nhất trong Giáo hội Thiên Chúa Giáo khi một người bị cho là đã phạm trọng tội nên sẽ bị khai trừ vĩnh viễn khỏi Giáo hội. Hiểu như thế thì ta sẽ thấy Nguyễn Mạnh Tường tự ví mình là một kẻ mắc tội trọng với Đảng Cộng Sản vì thế mà bị khai trừ vĩnh viễn khỏi xã hội. “Kẻ bị khai trừ” gồm có ba chương. Ba chương này tương ứng với 3 đoạn đời của Nguyễn Mạnh Tường: 1 – Được cưng chiều (và bị lợi dụng). 2 – Phản kháng và bị “đấu tố”. 3 – Bị cô lập và đày đọa.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Các giai thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh
Phát hành: 2013
Tác giả: Hứa Hoành
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 196
Giới thiệu: "...Với thời gian và tuổi đời chồng chất, chúng tôi tích tụ được nhiều hiểu biết về lịch sử miền Nam, một lãnh vực từ trước tới nay bị lãng quên, nên cố thu thập ghi chép để dành. Mặc dầu quyển sách nói nhiều đến các biến cố lịch sử các nhơn vật lịch sử, nhưng đây vẫn không phải là một quyển sử mà chỉ có giá trị như “giai thoại”. Tôi có ý định viết các giai thoại về Nam Kỳ tương tự như cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc viết về “Giai Thoại Làng Nho” mà thôi, nhưng chú trọng đến địa lý, các di tích, văn hoá, lịch sử cùng cảnh đẹp thiên nhiên của miền Nam..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Hoàng Hoa Thám
Phát hành: 2016
Tác giả: Khổng Đức Thiêm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 465
Giới thiệu: Sách chia làm 13 chương với nhiều phụ lục, ảnh tư liệu, sơ đồ… nhằm giới thiệu về quê hương, gia tộc, sự ra đời cho tới lúc mất của Hoàng Hoa Thám. Để biên soạn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913), trên cơ sở các nguồn tư liệu mới được khai thác lần đầu, tác giả còn cho bạn đọc thấy vai trò của Hoàng Hoa Thám qua các thời kì, quê hương Dị Chế (Tiên Lữ, Hưng Yên); truyền thống yêu nước của gia đình Hoàng Hoa Thám (kể từ phụ thân ông); Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của khởi nghĩa Yên Thế sau khi Lương Văn Nắm bị sát hại, vị trí và các đặc điểm của phong trào nông dân Yên Thế. Đồng thời tác giả cũng có những kiến giải mới về vai trò của Bá Phức và Lê Hoan.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Nam kho tàng dã sử
Phát hành: 2004
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 687
Giới thiệu: "...Tất cả đều là dã sử cả đấy, vì trong số đó, có thể sẽ có nhiều chuyện có thể là sử liệu chính thức, sẽ được công nhận vào một thời gian thích hợp nào đấy. Gọi đây là một kho tàng, quả là chính xác. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người chung sức để làm được bộ kho tàng vĩ đại này. Những cuốn xã chí, hương biên hay tỉnh chí, những sách giai thoại, dật sự, v.v... đang được lần lượt ra đời đều thuộc kho tàng này cả. Có một bộ kho tàng như vậy, mới biết được thực sự đất nước mình đã vận hành, đã phát triển đa phương, đa hình, đa diện ra sao. Có nhiều tập như thế, mới làm được một bộ toàn thư xứng đáng với tên gọi ấy. Còn bây giờ, cuốn sách này của chúng tôi chỉ có mục đích là gợi ý, là một kinh nghiệm thử thách mà thôi"...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Trần Thủ Độ
Phát hành: NXB Thanh Bình, 1952
Tác giả: Trúc Khê
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 96
Giới thiệu: Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm. Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử giai thoại
Phát hành: 1999
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 942
Giới thiệu: VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử kỷ yếu
Phát hành: 2004
Tác giả: Trần Xuân Sinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 557
Giới thiệu: Cuốn sách "Việt Sử Kỷ Yếu" do tác giả Trần Xuân Sinh ghi chép lại lịch sử nước nhà về các thời đại từ Thời đại thượng cổ trước năm 208 tr. CN đến Thời đại Bắc thuộc (thời đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. Thời đại Nam Bắc phân tranh từ năm 1527 đến năm 1802. Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê: Sử học
Phát hành: 2006
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 1256
Giới thiệu: Nằm trong trọn bộ các tác phẩm tác giả Nguyễn Hiến Lê đã dịch, biên soạn từ các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới về lịch sử và chính trị. Ông là một học giả có nhiều đóng góp cho tri thức nước nhà bằng cách dịch các bộ sách nổi tiếng trên thế giới sang Tiếng Việt, giúp cho người Việt dễ dàng tiếp cận với những tri thức của nhân loại. Nội dung: I. Đông Kinh nghĩa thục. II. Bán đảo Ả rập - Thảm kịch Hồi giáo & dầu lửa. III. Bài học Israel. IV. Sử ký Tư Mã Thiên. V. Chiến quốc sách. VI. Tô Đông Pha. VII. Bertrand Russell - chiến sĩ tự do và hòa bình. VIII. Einstein - đời sống và tư tưởng.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã viết

Chưa có

Tất cả người gửi bài
Chia sẻ nhiều nhất
54 tác phẩm
38 tác phẩm
27 tác phẩm
17 tác phẩm
6 tác phẩm
5 tác phẩm