bài viết khoa học
Tìm kiếm:
Đang duyệt Không có bài viết khoa học nào đang chờ duyệt
Tìm được 27 tác phẩm:
Ngục thất thành Biên Hòa xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 12
Giới thiệu: Thời kỳ này triều đình áp dụng Hoàng Việt Luật Lệ ban hành thời vua Gia Long. Nhà Vua dùng tư tưởng Nho giáo trong quản lý và xây dựng đất nước. Cai trị đất nước chủ yếu dựa vào Đức trị và Nhân trị (quan điểm trị nước của Nho giáo). Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Nho giáo đã cùng với pháp luật ổn định trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đôi nét về gia đình Kơho
Phát hành: 2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 13
Giới thiệu: Bài viết ngắn dưới đây không nhằm mục đích gì khác hơn là trình bày những nét đặc trưng của gia đình Kơho thông qua những điểm chính yếu như: Đôi nét về gia đình người Kơho (Phần II). Điều này được thể hiện qua: Tên gọi “gia đình” ; đặc trưng ngôi nhà; chế độ mẫu hệ. Tất cả những điều này đều nhằm đến mục đích là làm nổi bật lên ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người Kơho (Phần III).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Bạch Đằng: một chiến trường xưa hiển lộ dần
Phát hành: 2016
Tác giả: Lauren Hilgers
Dịch giả: Trần Ngọc Cư
Số trang: 13
Giới thiệu: "Ngày nay, các di tích của trận đánh, một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của Việt Nam, vẫn còn giấu mình dưới đất bùn và ruộng lúa. Trong 5 năm qua, một toán nghiên cứu gồm các nhà khảo cổ quốc tế đã và đang cố gắng ghép lại từng mảng của Trận Bạch Đằng — từ việc nghiên cứu địa hình đến chuẩn bị chiến thuật trước khi đi vào trận đánh — dọc theo nhiều cây số duyên hải. “Một trong những điều đáng chú ý về địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu là nơi này không có người sinh sống vào thời điểm trận đánh diễn ra,” đó là nhận xét của Mark Staniforth, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học Monash, thành phố Melbourne, Australia..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Cần Thơ – từ sơ khai đến đầu Pháp thuộc
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 14
Giới thiệu: Ngược dòng lịch sử về thế kỷ 18, vùng Cần Thơ thuộc sự quản lý của họ Nguyễn ở Đàng Trong cùng lúc khi Mạc Cửu dâng vùng đất Hà Tiên cho các Chúa Nguyễn. Vùng Hà Tiên lúc ấy không chỉ có riêng Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang như bây giờ, mà còn bao gồm đảo Phú Quốc, vùng Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ hiện nay. Cần Thơ khi ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chính và chưa có tên chính thức...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Xứ Nhật Bản ở Nam Bộ xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 24
Giới thiệu: Chính với sự phong tỏa đất mẹ gắt gao, qua nhiều thế hệ, không như các cộng đồng lưu dân khác cùng đến đất này: Chine, Cochinchine, Champa… Có thể các cộng đồng lưu dân Nhật, do đứt hẳn mối dây liên hệ với nước mẹ, thiếu người Nhật mới đến và rất ít khả năng tự đổi mới, di sản văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống của họ đã biến mất; cuối cùng họ đã hòa tan vào các cộng đồng cư trú tại địa phương. Ngày nay, trong ký ức của một vị cao niên trên 60 tuổi đã từng lưu dấu chân xứ này, ông nói: xưa kia họ gọi chỗ đó là “Giồng Nhựt”….
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Giải mã Đại Nam thực lục tiền biên
Phát hành: 2011
Tác giả: Nguyễn Lục Gia
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 8
Giới thiệu: Đại Nam thực lục tiền biên là bộ chính sử họ của Nguyễn được biên soạn trên quan điểm Nho gia và đặt trong quan hệ phiên thần - thượng quốc giữa triều đình Đàng Trong với đế chế Trung Hoa. Từ đó, một số vấn đề không có lợi cho mối bang giao, nhất là cách hành xử của chính quyền chúa Nguyễn đối với các tội phạm người Hoa trên đất Đàng Trong đã được sử gia mã hoá bằng nhiều cách thức: nếu thừa nhận là người Hoa thì hoặc không công khai giết chết, hoặc bắt giam rồi trả về Trung Quốc xét xử, hoặc đổ lỗi cho gươm giáo vô tình; nếu muốn trừ khử thẳng tay thì hoặc chỉ nêu tên mà “không rõ họ”, thậm chí Hoa tộc rành rành vẫn cho là “không rõ họ”, hoặc biện dẫn là người Việt, người Man, người Chàm...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Những Ngày Xuân Khói Lửa Kỷ Mùi (1979): Cuộc xâm lăng Việt Nam của Ðặng Tiểu Bình
Phát hành: 2012
Tác giả: Chính Đạo
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 34
Giới thiệu: Hạ tuần tháng 1/1979 đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Vào thượng tuần tháng 2/1979, trên đường về nước và ghé qua Tokyo, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.” Câu nói được coi như phát pháo hiệu mở đầu cho cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc đối với Việt Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Hành trình thế kỷ: 30 năm chiến tranh 1945-1975
Phát hành: 1999
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 41
Nguồn: Thụy Khuê Official Site
Giới thiệu: Biến cố 54 được ghi dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh chống Pháp do Việt Minh lãnh đạo và khởi đầu việc chia đôi đất nước, dẫn đến một cuộc chiến kéo dài thêm 20 năm. Nhưng Việt Minh là ai? Là một tổ chức thế nào?
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Cuộc đối đầu Campuchia – Việt Nam
Phát hành: 1979
Tác giả: Stephen P. Heder
Dịch giả: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Người gửi: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Số trang: 30
Giới thiệu: Bài viết mà chúng tôi muốn giới thiệu dưới đây được hoàn thành chỉ 2 tháng trước sự sụp đổ của chế độ Khơ-me đỏ, sẽ cho chúng ta một góc nhìn chân thực về nguyên nhân, tiền đề cũng như những ngòi nổ đã tạo nên bầu không khí nồng nặc thuốc súng trong quan hệ giữa hai nước cộng sản đã từng là đồng minh chống Mỹ: nước Kampuchea Dân chủ và nước CHXHCN Việt Nam. Hệ quả của nó là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam - Khơ-me Đỏ, và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có bài viết khoa học nào đang chờ duyệt