sách tư liệu
Tìm được 126 tác phẩm:
Phan Đình Phùng
Phát hành: NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1950 (tái bản)
Tác giả: Đào Trinh Nhất
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 288
Giới thiệu: Trong sự nghiệp mười năm "Cần Vương chống Pháp", Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, Cụ đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc Cụ nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thấn, Cụ không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của Cụ, khai quật mồ mả tô tiên, Cụ không nản chí. Câu trả lời khảng khái của Cụ trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Sử ký Tư Mã Thiên
Phát hành: năm 91 trước Công nguyên
Tác giả: Tư Mã Thiên
Dịch giả: Phạm Hồng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 624
Giới thiệu: Sử ký Tư Mã Thiên là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Không chỉ là bộ thông sử đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc cổ đại, Sử ký còn đóng vai trò như một khuôn mẫu cho việc ghi chép chính sử của các triều đại Trung Quốc tiếp theo và trên toàn vùng văn hóa chữ Hán trong đó có Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Quang Trung
Phát hành: 1944
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 890
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Trần Hưng Đạo
Phát hành: 1950
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 336
Giới thiệu: Công nghiệp ngài đã đi sâu vào dânchúng. Tên tuổi ngài đã sống mãi với non sông. Vậy sao còn cần đến cuốn tiểu sử này? Là vì võ công, văn nghiệp của ngài, trước kia, người mình chỉ chép toàn bằng chữ Hán, mà lại tản mát chưa có hệ thống; gần nay, tuy có một vài cuốn sách, tờ báo quốc ngữ nói đến, nhưng hãy còn sơ lược chưa đủ hoặc truyền văn thất chân. Vả, lối dân chúng “thần thánh hóa” các bậc vĩ nhân lại làm cho một số người hiểu đức Trần Hưng Đạo theo một phương diện khác, một ý nghĩa khác...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Việt Nam văn minh sử lược khảo
Phát hành: 2003
Tác giả: Lê Văn Siêu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 356
Giới thiệu: Việt Nam Văn Minh Sử là cuốn sách đại cương về lịch sử Việt Nam phác họa một tiến trình văn minh chung. Học giả Lê Văn Siêu, một cây bút lão thành đã quá cố, trải qua bao năm tháng dạy học và dày công khảo cứu đã giới thiệu với chúng ta về nền văn minh của Việt tộc, Văn Lang và Đại Việt. Với một bút lực dồi dào, Việt Nam văn Minh Sử chính là dấu ấn một đời cầm bút của Lê Văn Siêu... Sách này gồm 4 phần: Tập Thượng gồm quyển 1, "Văn minh Văn Lang"( từ nguồn gốc dến cuối đời vua Hùng) và quyển 2, "Văn minh Lạc Việt" (từ nhà Thục đến trận Bạch Đằng của Ngô Quyền). Tập Trung sẽ gồm quyển 3, "Văn minh Đại Việt" (từ thế kỷ thứ 10 đến hết nhà Lê, thế kỷ 18). Tập Hạ sẽ gồm quyển 4, Văn minh Việt Nam (từ nhà Nguyễn 1802 đến hiện đại).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Tâm lý dân tộc An Nam
Phát hành: 1904
Tác giả: Paul Giran
Dịch giả: Phan Tín Dụng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 203
Giới thiệu: Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam. Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Những nền văn hóa cổ trên lãnh thổ Việt Nam
Phát hành: 2013
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 204
Giới thiệu: Khảo sát các nền văn hoá cổ trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta càng tự hào vì tổ tiên chúng ta với lòng cần cù, dũng cảm, vóitrí thông minh và tài năng khéo léo, từ thuở xa xưa đã tạo nên những nền văn hoá rực rỡ, mà minh chứng lá những trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ, những chế tác gốm sứ tinh xảo, những bộ vũ khí bằng đồng như dao găm, mũi tên đồng... hiện còn mãi với thời gian. Việt Nam thật xứng đáng lá một trong những cái nôi của loài người.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Phát hành: 1971
Tác giả: Bình Nguyên Lộc
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 974
Giới thiệu: "...Các nhà bác học, các nhà học giả, các sử gia ta lại có cái khuyết điểm này là họ lập trước một giả thuyết rồi cố lượm lặt những gì khả dĩ củng cố được giả thuyết của họ để chứng minh giả thuyết đó. Lối làm việc ấy thường đưa ta tới sai lầm, vì chính con người của ta chủ quan, tìm đủ cách để giúp cho ta có lý. Phải làm việc với một khối óc và một tấm lòng trống trơn định kiến, không buồn đoán tổ tiên là ai, để chính sự việc tự do đưa ta tới cái đích nào đó, có thể cái đích đó mới thật là cái đích không bị khuynh hướng nào hướng dẫn tới cả mà chỉ có tài liệu và sự kiện cho xuất hiện ra mà thôi. Tổ tiên ta là Tây, là Tàu, là “Mọi”, ta cũng đừng ham, đừng lo, đừng phấn khởi, đừng thất vọng. Kẻ tìm tòi, thoạt tiên phải là một anh mù hoàn toàn, mà anh mù đó cũng không nên có ý định nào hết, trừ ý định tìm biết một sự thật mà y hoàn toàn mù tịt. Chỉ trong điều kiện đó, y mới mong đi tới một sự thật hoàn toàn không bị chính y bóp méo, hoặc không bị tài liệu gạt gẫm. Vâng, tài liệu rất gạt gẫm khi ta đang cố ý tìm nó. Ta thấy nó hơi phục vụ ta được, ta vội chụp ngay để mà dùng. Thế là ta bị mắc bẫy ngay bởi nó nói một đàng mà ta hiểu đàng khác vì ta đang quá cần nó nói theo ta..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý
Phát hành: 2015
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 358
Giới thiệu: "...Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng. Bậc ấy là Lý Thường Kiệt. Thường Kiệt hiểu thời cơ, chịu tạm nhường về thể diện, khiến Tống lui quân và ta bảo toàn binh lực. Sau đó, Thường Kiệt biết dùng ngoại giao dựa vào binh lực ấy làm hậu thuẫn, mà đòi được đất đã mất. Cuối cùng không những Tống không dám dòm ngó cõi ta, mà bắc thùy nước Việt lại được khuếch trương và củng cố. Đó là một kỳ công của Lý Thường Kiệt. Nhưng còn một kỳ công khác, đương thời không kém việc trên, mà đối với vận mệnh tương lai nước ta, lại còn to hơn nữa. Ấy là việc đánh Chiêm Thành..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ