Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
bài viết khoa học
An Nam ký lược 1: Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 20
Giới thiệu: Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thủy từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Lý Thường Kiệt đại chiến Như Nguyệt giang – phần 3 (cuối)
Phát hành: tháng Hai 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 19 phút 52 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Sau cuộc Bắc phạt vĩ đại làm rung chuyển cả Trung Nguyên của Lý Thường Kiệt, nhà Tống quá uất hận, cắn răng nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng Liêu ở phía Bắc… để rảnh tay dồn hết binh lực sang đánh chiếm Đại Việt, quyết tâm xóa sổ nước ta sát nhập vào lãnh thổ Đại Tống. Mùa xuân 1077, Quách Quỳ dẫn đầu 10 vạn binh lính, 20 vạn phu dịch cùng 1 vạn ngựa chiến vượt ải Nam Quan tiến vào địa phận nước ta. Trên dòng Như Nguyệt giang quân Đại Việt đã đánh một trận quyết định, làm dập tắt hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Tống, buộc Đại Tống phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.
XEM CLIP
sách tư liệu
Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914)
Phát hành: 1990
Tác giả: Cao Huy Thuần
Dịch giả: Nguyên Thuận
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 382
Giới thiệu: Tác phẩm của Giáo sư Cao Huy Thuần, ra đời cách đây 30 năm, vẫn luôn luôn mới. Bởi vì đó là một kho tàng tài liệu lịch sử. Và bởi vì công trình nghiên cứu này vẫn là sách đầu tay của ai muốn tìm hiểu lịch sử mất chủ quyền của Việt Nam hồi thế kỷ 19. Tác phẩm này trước hết là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm 1969. Để tài liệu lịch sử này không bị những bản dịch vội vã diễn dịch sai lạc, và để xác nhận tính cách thuần túy khoa học của công trình nghiên cứu, tác giả xuất bản nguyên văn tiếng Pháp, năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale dưới nhan đề: “Les missionnaires et la politique coloniale française au VietNam, 1857-1914”. Chúng tôi giữ nguyên phần vào đề ở đây và dịch theo ấn bản Yale...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Thành cổ Biên Hòa
Phát hành: 2020
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 34
Giới thiệu: Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Tóm tắt: lịch sử lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ
Phát hành: tháng Sáu, 2020
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 21 phút 24 giây
Nguồn: Dã sử truyện Youtube Channel
Giới thiệu: 00:00 - 01:39 Giới thiệu lịch sử lãnh thổ Việt Nam. 01:40 - 10:39 thế kỷ đấu tranh, khẳng định nền độc lập tự chủ. 10:40 - 19:00 Tám thế kỷ mở mang bờ cõi của các vua Lý, Trần, Lê và chúa Nguyễn. 19:01 - 21:24 Lãnh thổ Việt Nam từ thế kỷ 19 đến nay.
XEM CLIP
sách tư liệu
Xứ đàng trong năm 1621
Phát hành: 1931
Tác giả: Cristoforo Borri
Dịch giả: Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 147
Giới thiệu: Không phải chỉ mới trong mấy chục năm nay, người ta mới biết nước Việt Nam là một rừng vàng biển bạc. Trong bản tường trình, tác giả đã nói tới đất đai phì nhiêu, tới rừng vàng có nhiều cây quý như lim, như trầm hương, kì nam, hai thứ sau này được bán ra nước ngoài. Người Nhật mua về làm gối, người Malaixia buôn về làm củi hỏa thiêu theo tôn giáo của họ. Còn về biển thì biết bao thứ cá đủ loại, nhất là ở một miền ven biển, có rất nhiều thứ chim người ta lấy tổ làm thức ăn rất quý, và đó cũng là một món xuất khẩu rất được trọng, một món ăn của bậc đế vương. Tác giả đã đề cập tới món ăn quốc hồn quốc tuý là nước mắm
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Sử Tiêu Án
Phát hành: 1960
Tác giả: Ngô Thì Sỹ
Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 122
Giới thiệu: Việt Sử Tiêu Án (chữ Hán: 越史標案) là bộ sử viết bởi Ngô Thì Sĩ ở Đàng Ngoài, hoàn thành năm 1775. Tác phẩm đề cập đến lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn ngoại thuộc nhà Minh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Vụ án Lệ Chi Viên và sự ly tán của gia đình, họ tộc Nguyễn Trãi
Phát hành: 2017
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 3
Giới thiệu: Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là người có đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, nhưng cũng chịu nỗi đau oan khuất nhất trong lịch sử. Vụ án Lệ Chi viên thảm khốc đã giết hại nhiều người trong gia đình, họ tộc Nguyễn Trãi. Những người sống sót đã phải phiêu tán khắp nơi, mai danh ẩn tích. Họ là cốt nhục của Nguyễn Trãi, để lại các đời con cháu đến ngày nay.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 1 – Đường đi không đến
Phát hành: 1973
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 651
Giới thiệu: Người viết chỉ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình trên đường vượt Trường Sơn trở về Nam thi hành nhiệm vụ giao phó. Tính chất xác thực nầy, những ai đã từng leo đèo vượt núi, những ai có liên hệ ít nhiều với dãy Trường Sơn trùng điệp đều làm chứng cho tác giả. Nói một cách khác, tập hồi ký này ghi lại trung thực một đoạn đời của nhà văn Xuân Vũ trong sự nghiệp phục vụ quê hương.
VÀO ĐỌC
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt