Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
sách tư liệu
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Phát hành: 1971
Tác giả: Bình Nguyên Lộc
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 974
Giới thiệu: "...Các nhà bác học, các nhà học giả, các sử gia ta lại có cái khuyết điểm này là họ lập trước một giả thuyết rồi cố lượm lặt những gì khả dĩ củng cố được giả thuyết của họ để chứng minh giả thuyết đó. Lối làm việc ấy thường đưa ta tới sai lầm, vì chính con người của ta chủ quan, tìm đủ cách để giúp cho ta có lý. Phải làm việc với một khối óc và một tấm lòng trống trơn định kiến, không buồn đoán tổ tiên là ai, để chính sự việc tự do đưa ta tới cái đích nào đó, có thể cái đích đó mới thật là cái đích không bị khuynh hướng nào hướng dẫn tới cả mà chỉ có tài liệu và sự kiện cho xuất hiện ra mà thôi. Tổ tiên ta là Tây, là Tàu, là “Mọi”, ta cũng đừng ham, đừng lo, đừng phấn khởi, đừng thất vọng. Kẻ tìm tòi, thoạt tiên phải là một anh mù hoàn toàn, mà anh mù đó cũng không nên có ý định nào hết, trừ ý định tìm biết một sự thật mà y hoàn toàn mù tịt. Chỉ trong điều kiện đó, y mới mong đi tới một sự thật hoàn toàn không bị chính y bóp méo, hoặc không bị tài liệu gạt gẫm. Vâng, tài liệu rất gạt gẫm khi ta đang cố ý tìm nó. Ta thấy nó hơi phục vụ ta được, ta vội chụp ngay để mà dùng. Thế là ta bị mắc bẫy ngay bởi nó nói một đàng mà ta hiểu đàng khác vì ta đang quá cần nó nói theo ta..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
ảnh tư liệu
Ảnh màu quý hiếm Việt Nam thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc (phần 2)
Tác giả: Léon Busy
Người gửi: Tùng Nguyễn
Nguồn: Bảo tàng d'Albert Kahn
Giới thiệu: Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh màu quý hiếm về Việt Nam thời nhà Nguyễn với hình ảnh hoài niệm về một thời cây đa, bến nước, sân đình, ông đồ, cầu Long Biên, sông Tam Bạc, Hà Nội 36 phố phường, Hồ Gươm, Cẩm Phả, vịnh Hạ Long... hiện ra chân thực và sống động...
COI ẢNH
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 2/7
Phát hành: 1958
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 727
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 2: Trần - Lê thời đại. Nhà xuất bản. Văn Hữu Á Châu, Sài Gòn, 1958
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lĩnh Nam chích quái
Phát hành: 1960
Tác giả: Trần Thế Pháp
Dịch giả: Lê Hữu Mục
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 119
Giới thiệu: Trong Lĩnh Nam trích quái (bản cổ, gồm 22 truyện) có những truyện thần thoại thời thái cổ, có những truyện là sự tích thời Bắc thuộc, có những truyện là thần tích thời Lý-Trần. Lại có truyện hoặc gắn với nguồn gốc dân tộc Việt như Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh, Truyện Mộc tinh... ; hoặc có liên quan với những phong tục tập quán lâu đời và di tích văn hóa cổ đại của dân tộc Việt; hoặc có liên quan với cả những nhân vật lịch sử do người đời sau chép thêm... Nhìn chung, toàn bộ tập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian. Có thể ít nhiều thấy được ở đó thái độ yêu ghét của nhân dân: yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp thủy chung giữa người và người
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế – Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18
Phát hành: 2013
Tác giả: Li Tana
Dịch giả: Nguyễn Nghị
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 288
Giới thiệu: Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử Việt Nam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã được nhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside, David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Trước Việt và Hán trên đồng bằng sông Hồng: thời Hán-Đường
Phát hành: 2010
Tác giả: Michael Churchman
Dịch giả: Sử Sinh
Người gửi: Sử Sinh
Số trang: 15
Giới thiệu: Đất Giao Chỉ trong thời Hán-Đường, có chứng cứ rõ rệt về những người “Hán” từ phương bắc không còn là kẻ ngoại lai và hòa mình vào xã hội bản xứ. Bất kể tổ tiên họ ra sao, họ có thể bị và đã bị coi là những kẻ man di do hành vi. Những người vẫn còn “Hán” thường chỉ ở lại miền nam trong thời gian ngắn; những người có gia đình định cư, ngược lại, có thể thu nhận thói quen và tập tục địa phương và trở thành những tầng lớp thống trị mới. Trong bối cảnh chung của đế chế Trung Hoa, sự địa phương hóa này không chỉ xảy ra tại Giao Chỉ. Nó cũng không phải là chuyện hiếm có trong lịch sử thế giới - hãy thử xem người Ireland gốc Anh, họ tiếp thu tiếng nói và văn hóa Ireland trong quá trình lâu dài sống ở nước này và cuối cùng đứng về phe người bản xứ chống lại những kẻ xâm lược về sau.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
ảnh tư liệu
45 tấm bản đồ Việt Nam từ năm 905 – 1835 (phần 1)
Người gửi: Ẩn danh
Nguồn: Internet
Giới thiệu: Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng gửi mail góp ý hoặc cùng bàn luận trên group facebook của Việt Sử để bài viết được hoàn thiện.
COI ẢNH
bài viết khoa học
Những Ngày Xuân Khói Lửa Kỷ Mùi (1979): Cuộc xâm lăng Việt Nam của Ðặng Tiểu Bình
Phát hành: 2012
Tác giả: Chính Đạo
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 34
Giới thiệu: Hạ tuần tháng 1/1979 đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Vào thượng tuần tháng 2/1979, trên đường về nước và ghé qua Tokyo, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.” Câu nói được coi như phát pháo hiệu mở đầu cho cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc đối với Việt Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn
Phát hành: 1997
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 51
Giới thiệu: Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Ngày 6 tháng 12 năm 1978, ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân Lập, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
VÀO ĐỌC
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt