Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
ảnh tư liệu
45 tấm bản đồ Việt Nam từ năm 905 – 1835 (phần 2)
Người gửi: Ẩn danh
Nguồn: Internet
Giới thiệu: Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng gửi mail góp ý hoặc cùng bàn luận trên group facebook của Việt Sử để bài viết được hoàn thiện.
COI ẢNH
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 4 – Đến mà không đến
Phát hành: 1989
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 565
Giới thiệu: Đây là tập bốn của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
VÀO ĐỌC
clip lịch sử
ANH HÙNG BÁN THAN | Tập 1
Phát hành: 8/2021
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 28 phút 53 giây
Nguồn: Hùng Ca Sử Việt Youtube Channel
Giới thiệu: Là series phim Audio của Kênh Đạt Phi Official được công chiếu trên kênh youtube Hùng Ca Sử Việt. Câu chuyện dựa trên cơ sở những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử Việt Nam, được phóng tác và hư cấu thêm để tạo nên cảm xúc và sự sinh động. Người viết kịch bản là Phạm Vĩnh Lộc, nhóm lồng tiếng của team Đạt Phi, tranh hoạt họa được thiết kế bởi nhóm Đại Việt Kỳ Nhân. Phim nói về Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư từ lúc ông bị tước bỏ mọi chức vụ phải về quê bán than do phạm lỗi, cho tới khi trở lại lừng lẫy với chiến công đánh giặc Nguyên Mông sau khi được phục chức.
XEM CLIP
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 3 – Mạng người lá rụng
Phát hành: 1989
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 873
Giới thiệu: Đây là tập ba của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Xứ Nhật Bản ở Nam Bộ xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 24
Giới thiệu: Chính với sự phong tỏa đất mẹ gắt gao, qua nhiều thế hệ, không như các cộng đồng lưu dân khác cùng đến đất này: Chine, Cochinchine, Champa… Có thể các cộng đồng lưu dân Nhật, do đứt hẳn mối dây liên hệ với nước mẹ, thiếu người Nhật mới đến và rất ít khả năng tự đổi mới, di sản văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống của họ đã biến mất; cuối cùng họ đã hòa tan vào các cộng đồng cư trú tại địa phương. Ngày nay, trong ký ức của một vị cao niên trên 60 tuổi đã từng lưu dấu chân xứ này, ông nói: xưa kia họ gọi chỗ đó là “Giồng Nhựt”….
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Kiều ở Campuchia
Phát hành: 1971, NXB Trí Đăng, Sài Gòn
Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 259
Giới thiệu: Người Việt đã định cư ở đất Campuchia từ năm 1658 đến nay; sau hơn ba thế kỷ kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thăng trầm dâu bể xứng đáng để khắc ghi một chương trong lịch sử dân tộc. Sống một thời gian ở Cao Miên tác giả có nhiều dịp đi khắp lãnh thổ, tiếp xúc với đồng bào và thu thập nhiều dữ kiện về nguồn gốc các cuộc di cư, những nơi định cư, cũng như các phương diện về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị để trình bày trong cuốn sách này.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 5/7
Phát hành: 1962
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 492
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 5 (tập 5 Thượng): Việt Nam kháng Pháp sử từ thời vua Tự Đức đến cuộc tái chiến Pháp-Trung sau khi hòa ước Thiên Tân thất bại năm 1885
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 4/7
Phát hành: 1961
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 498
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 4: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phật Giáo
Phát hành: 2002
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Đạo lý của Phật giáo nói rộng ra về đường triết lý, còn có những thuyết như duy thức, chân như, thái hư, pháp thân v.v... nhưng thuyết nào cũng chú trọng ở sự cầu được giải thoát ra khỏi cái khổ. Cho nên cái phương pháp thực hành là cốt ở ngũ giới và lục độ, bao quát cả hai phương diện hướng nội và hướng ngoại... Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vật chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt