Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
sách tư liệu
Quang Trung
Phát hành: 1944
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 890
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Từ nguồn gốc Thần Nông bàn về giới hạn lãnh thổ phía Bắc nhà nước Văn Lang từ vua Hùng đến Hai Bà Trưng
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Hien Nguyen
Người gửi: Hien Nguyen
Số trang: 8
Giới thiệu: Bài viết đã chứng minh nhân vật thần thoại Thần Nông trong văn minh Trung Hoa vốn là vị thần chủ của cư dân trồng lúa nước Đông Nam Á từ thời cổ đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định được địa bàn cư trú của người Việt cổ: gần như chiếm trọn cả vùng nam Trung Hoa kéo dài xuống tận tỉnh Bình Thuận ngày nay. Vùng đất này được bảo toàn tới thời Hai Bà Trưng (40 – 43 sau Công nguyên), sau đó mất vào tay nhà Hán.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quần thư khảo biện
Phát hành: 1995
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Trần Văn Quyền
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 534
Giới thiệu: Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách) được Lê Quý Đôn viết xong năm 1757. Ba năm sau, trong chuyến đi sú gần tròn hai năm ròng mới trên đất nước Trung Quốc, ông đã có dịp đưa sách ra chất chính cùng các sứ thần Triều Tiên, các sĩ phu Trung châu, cùng họ trao đổi bàn bạc và chăm chước ngay tại chỗ những điểm còn có chút chưa vừa ý để tìm ra điều xác đáng nhất. Bằng "trí tuệ tuyệt vời vượt hẳn ngàn xưa" như nhận xét của Trạng nguyên Hồng Khải Hy, Chánh sứ Triều Tiên, Quần thư khảo biện đã được khẳng định Ià những lời bàn luận có khảo cứu có so sánh và minh chứng của Lê Quý Đôn về các nhân vật, các sự kiện lịch sử của Trung Quốc từ Hạ Thương Chu cho đến Đường Tống.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Nam kho tàng dã sử
Phát hành: 2004
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 687
Giới thiệu: "...Tất cả đều là dã sử cả đấy, vì trong số đó, có thể sẽ có nhiều chuyện có thể là sử liệu chính thức, sẽ được công nhận vào một thời gian thích hợp nào đấy. Gọi đây là một kho tàng, quả là chính xác. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người chung sức để làm được bộ kho tàng vĩ đại này. Những cuốn xã chí, hương biên hay tỉnh chí, những sách giai thoại, dật sự, v.v... đang được lần lượt ra đời đều thuộc kho tàng này cả. Có một bộ kho tàng như vậy, mới biết được thực sự đất nước mình đã vận hành, đã phát triển đa phương, đa hình, đa diện ra sao. Có nhiều tập như thế, mới làm được một bộ toàn thư xứng đáng với tên gọi ấy. Còn bây giờ, cuốn sách này của chúng tôi chỉ có mục đích là gợi ý, là một kinh nghiệm thử thách mà thôi"...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Dấu binh lửa
Phát hành: 1969
Tác giả: Phan Nhật Nam
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 127
Giới thiệu: Là cuốn hồi ký của nhà văn Phan Nhật Nam, cựu Thiếu tá Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa. Tác phẩm bắt đầu từ thời điểm tháng 11 năm 1963, sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn "nguy hiểm" ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị "lột lon" vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn quân Bắc Việt thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 5 – Đồng bằng gai góc
Phát hành: 1989
Tác giả: Xuân Vũ
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 860
Giới thiệu: Đây là tập cuối của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Đại Nam quốc sử diễn ca (Q2): Từ Lý đến Nguyễn Tây-Sơn
Phát hành: 1949
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 910
Giới thiệu: Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn. Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức, với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm. Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 6/10
Phát hành: 2007
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 1156
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược).Tập 6 là phần Chính biên-Kỷ thứ ba (từ 1841 đến 1847)
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Chưa có hình đại diện
sách tư liệu
Hùng Việt Sử Ca
Phát hành: 1981
Tác giả: Kim Định
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 98
Giới thiệu: ...Việt tộc có sách chăng? Có đáng gọi là dân tộc chăng? Thưa không mà có. Không vì chưa có văn tự riêng, đã không chữ viết thì lấy gì mà có sách. Nhưng vậy mà lại có, đó là những “Kinh vô tự” tức những văn kiện được biểu hiện bằng dăm ba bộ số với một mớ huyền thoại và vô số tục ngữ ca dao. Các số này gọi là huyền số, nó không dùng để đo đếm mà dùng để biểu thị cái khác vì vậy chúng làm nên những tiêu điểm khách quan nhưng câm nín nên cần đến những huyền thoại làm như những lời nói lên ý nghĩa. Vậy tuy không có chữ nhưng còn có truyền khẩu mà nội dung là huyền thoại nên kể là có...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt