Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
sách tư liệu
Lịch sử Việt Nam bằng tranh: thời Lê sơ (tập 8/8)
Phát hành: 2015
Tác giả: Trần Bạch Đằng
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 312
Giới thiệu: Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể. Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó....
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Thoại Ngọc Hầu: Án Oan của một công thần
Phát hành: 2017
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 2
Giới thiệu: Thoại Ngọc Hầu, một công thần suốt đời tận tuỵ hy sinh vì cơ đồ của nhà Nguyễn. Sinh thời ông rất được các vua Gia Long, Minh Mệnh trọng dụng nhưng khi mất đi chưa được bao lâu thì cũng chính Minh Mệnh đã hài tội ông, còn các sử quan nhà Nguyễn thì trong Đại Nam Chính Biên liệt truyện, theo lối viết Xuân Thu đã xếp ông vào nhóm công thần trọng tội: Lê văn Quân, Nguyễn văn Thoại, Lưu Phước Tường, Đặng Trần Thường, Đỗ Thanh Nhân.( ĐNLT, T2, tr 511, nxb Thuận Hoá 2006)...
VÀO ĐỌC
Chưa có hình đại diện
sách tư liệu
Hùng Việt Sử Ca
Phát hành: 1981
Tác giả: Kim Định
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 98
Giới thiệu: ...Việt tộc có sách chăng? Có đáng gọi là dân tộc chăng? Thưa không mà có. Không vì chưa có văn tự riêng, đã không chữ viết thì lấy gì mà có sách. Nhưng vậy mà lại có, đó là những “Kinh vô tự” tức những văn kiện được biểu hiện bằng dăm ba bộ số với một mớ huyền thoại và vô số tục ngữ ca dao. Các số này gọi là huyền số, nó không dùng để đo đếm mà dùng để biểu thị cái khác vì vậy chúng làm nên những tiêu điểm khách quan nhưng câm nín nên cần đến những huyền thoại làm như những lời nói lên ý nghĩa. Vậy tuy không có chữ nhưng còn có truyền khẩu mà nội dung là huyền thoại nên kể là có...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Công thần lục
Phát hành: Sài Gòn, 1968
Dịch giả: Nguyễn Thế Nghiệp
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 87
Giới thiệu: Công thần lục là tài liệu có từ thời vua Tự Đức nhà Nguyễn ghi chép về các công thần thời Gia Long. Sách được Nguyễn Thế Nghiệp dịch và xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn bởi Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch sử Việt Nam bằng tranh: khởi nghĩa Lam Sơn (tập 7/8)
Phát hành: 2015
Tác giả: Trần Bạch Đằng
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 314
Giới thiệu: Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể. Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó....
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Sứ Điệp Trống Đồng
Phát hành: 1999
Tác giả: Kim Định
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 156
Giới thiệu: Trống đồng là một biểu tượng theo nghĩa uyên nguyên nhất tức một cơ quan của thực thể u linh, một sự chỉ đạo cuộc tiến hóa con người, vì thế cũng chính là bản tóm lược đầy đủ nền văn hóa Việt tộc. Trên mặt trống ta gặp được những hình ảnh chạm trổ một cách nghệ thuật kèm theo những hoa văn, những diễn đề đặc biệt, tất cả hàm ngụ một lý tưởng mà bao lâu con cháu sống theo thì đạt hạnh phúc, ngược lại là khổ luỵ. Chính vì thế xưa kia trống đồng được tôn thờ, dùng làm chứng giám cho những lời thề nguyện trọng thể. Sách này muốn nói lên cái lý tưởng nọ, nên lấy tựa là Sứ Điệp.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Sử ký Tư Mã Thiên
Phát hành: năm 91 trước Công nguyên
Tác giả: Tư Mã Thiên
Dịch giả: Phạm Hồng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 624
Giới thiệu: Sử ký Tư Mã Thiên là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Không chỉ là bộ thông sử đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc cổ đại, Sử ký còn đóng vai trò như một khuôn mẫu cho việc ghi chép chính sử của các triều đại Trung Quốc tiếp theo và trên toàn vùng văn hóa chữ Hán trong đó có Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Trần Thủ Độ
Phát hành: NXB Thanh Bình, 1952
Tác giả: Trúc Khê
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 96
Giới thiệu: Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm. Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Những đặc trưng tiêu biểu của nhà nước Pháp quyền Việt Nam thời Trung Đại
Phát hành: 2020
Tác giả: Hien Nguyen
Người gửi: Hien Nguyen
Số trang: 47
Giới thiệu: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc gần hai nghìn năm, thể chế chính trị Việt Nam mang đặc trưng của thể chế quân chủ phong kiến tập quyền. Trải qua các triều đại, tính chất quân chủ ngày càng được tăng cường[..]Tuy nhiên, trong thể chế chính trị quân chủ cũng có nhiều quy định hạn chế quyền lực của vua...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt